Bài tuyên truyền về an toàn thực phẩm năm học 2024
- 2025
Vệ sinh
an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay trong xã hội và
nhất là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá xếp loại trường mầm non.
Chất lượng VSATTP liên quan đến quá trình từ khâu sản xuất tới khâu tiêu dùng
nên công tác này đòi hỏi tính liên ngành cao và là công việc của toàn dân. Với
ngành giáo dục, trong đó bậc học mầm non có trách nhiệm lớn vì công việc VSATTP
có liên quan đến tổ chức ăn tập thể cho đông đảo lực lượng cán bộ, giáo viên và
trẻ em mầm non. Cơ sở giáo dục mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ
còn non nớt, chưa chủ động ý thức về dinh dưỡng đầy đủ và nếu bị ngộ độc thực
phẩm trong cơ sở giáo dục mầm non thì hậu quả sẽ rất lớn.
Công tác đảm bảo vệ sinh ATTP luôn được nhà
trường đặt lên hàng đầu. Là một trường có tỷ lệ trẻ ăn bán trú 100%. Mỗi ngày
trẻ được ăn 2 bữa tại trường, với thực đơn được thay đổi hàng ngày để bảo đảm
sự phong phú và đủ chất dinh dưỡng theo yêu cầu. Nhận thức được tầm quan trọng
của việc giữ gìn vệ sinh ATTP cho trẻ, nhà trường đã đầu tư vào hệ thống nhà
bếp. Đội ngũ nhân viên nhà bếp cũng như giáo viên của trường thường xuyên được
tập huấn kiến thức, kỹ năng để đảm bảo vệ sinh ATTP trong các bữa ăn. Nhà trường
tăng cường hơn công tác vệ sinh cho trẻ, đặc biệt là đảm bảo vệ sinh ATTP.
Không chỉ thực phẩm đảm bảo an toàn, việc chế biến thức ăn, quá trình bảo quản
thực phẩm đều phải tuân thủ theo quy trình bếp 1 chiều từ khâu sơ chế, đến khâu
chia thức ăn. Nhà trường thường xuyên tổ chức tổng vệ sinh từ khu vực bếp đến
phòng học; theo dõi sức khỏe của trẻ, đồng thời trực tiếp tuyên truyền, trao
đổi với phụ huynh để cùng giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Để đảm
bảo nguồn gốc thực phẩm rõ ràng, nhà trường đã ký kết hợp đồng ràng buộc trách
nhiệm với các đơn vị cung cấp thực phẩm tươi sạch, có uy tín, đảm bảo chất
lượng; có lưu mẫu thức ăn trong vòng 24 giờ; đội ngũ nhân viên nhà bếp đã được
tập huấn kiến thức về vệ sinh ATTP và được khám sức khỏe định kỳ; đưa kiến thức
về dinh dưỡng, vệ sinh ATTP lồng ghép tuyên truyền cho các bậc cha mẹ ở các lớp
như; treo tranh ảnh, áp-phích về vệ sinh ATTP tại các bảng tin, góc tuyên
truyền của nhà trường, để phụ huynh học sinh cùng có trách nhiệm quan tâm đến
sức khỏe của trẻ.
NHÀ TRƯỜNG LUÔN THỰC HIỆN TỐT CÁC
NGUYÊN TẮC VÀNG VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
1. Chọn thực phẩm tươi sạch
Lựa chọn, sử dụng thực phẩm đảm
bảo đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm (thực phẩm có nguồn gốc và xuất xứ
rõ ràng, còn hạn sử dụng…), tăng cường sử dụng các sản phẩm nông sản, thực phẩm
an toàn của địa phương; nhà trường tăng cường giám sát chặt chẽ chất lượng thực
phẩm của các cơ sở cung cấp đã ký hợp đồng.
2. Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm sạch sẽ
- Nơi ăn uống phải cao ráo, thoáng mát.
- Dụng cụ, thực phẩm trước khi sơ chế, chế biến phải được rửa, xử lí sạch
sẽ.
3. Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ
- Không để dụng cụ bẩn qua đêm.
- Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt.
4. Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ
5. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn
- Đậy kỹ thức ăn tránh ruồi, côn trùng xâm nhập.
- Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín.
- Không dùng tay để bốc thức ăn chín hay đá để pha nước uống.
- Đun lại thức ăn ở nhiệt độ sôi đồng đều ngay trước khi ăn.
- Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi cá, thịt bò tái, gỏi …
6. Giữ vệ sinh cá nhân tốt
- Rửa tay bằng xà phòng và nước
sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi
sống.
- Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ; Không đeo trang sức trong thời gian làm
việc.
7. Sử dụng nước sạch trong ăn uống
Sử dụng nguồn nước sạch an
toàn. Nước sạch là nước không màu, không mùi, vị lạ và không chứa mầm
bệnh. Hãy đun sôi nước trước khi làm đá lạnh để uống. Đặc biệt cẩn thận với
nguồn nước dùng nấu ăn cho trẻ.
8. Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn
vệ sinh
- Không sử dụng sách, báo cũ, bao ni lông màu để gói thức ăn chín.
- Đồ bao gói phải đảm bảo sạch, không thấm chất độc vào thực phẩm.
9. Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch
sẽ
Thực hiện các biện pháp diệt
ruồi, gián, chuột … và hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo chỉ đạo
của ngành Y tế
- Giữ gìn về sinh môi trường, vệ
sinh lớp học…
- Có chế độ ăn uống, học tập,
nghỉ ngơi hợp lý.
Ngoài ra, nhà trường nghiêm túc
thực hiện đầy đủ chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo quy định.
Theo dõi sát tình hình diễn biễn dịch bệnh của gia súc và gia cầm trên địa bàn
để lựa chọn thực phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn.